Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản công nghệ cao ở Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, định hướng chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hoặc cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn đang là một hướng đi đúng đắn, mở ra hướng làm giàu từ nông nghiệp cho người nông dân, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Trong khuôn khổ chuyến công tác của Văn phòng thường trực Tái cơ cấu nông nghiệp Trung ương, Đoàn công tác đã lựa chọn một số mô hình thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của một số địa phương tiêu biểu trong vùng, cụ thể:
1. Mô hình nuôi cá tra công nghệ cao tại Long Xuyên, tỉnh An Giang (Công ty TNHH MTV nuôi trồng thủy sản Nam Việt Bình Phú)
- Mục đích: Chuyển đổi 600 ha đất lúa kém hiệu quả sang nuôi cá tra áp dụng công nghệ cao.
- Thời gian đầu tư: 04 năm (2019-2022)
- Quy mô: 600 ha, TMĐT 4.000 tỷ
- Quy mô sản xuất: Trung bình 200.000 tấn/năm, cơ bản đáp ứng nguồn cung nguyên liệu cho nhà máy chế biến thủy sản của Công ty. Hiện có trên 220 ao nuôi với diện tích 01 ha/ao, đang bắt đầu đi vào hoạt động; sản lượng 300-400 tấn/năm/ao.
- Công nghệ nuôi: Sản xuất khép kín theo chuỗi từ khâu Thức ăn - Giống - Sản xuất - Chế biến - Tiêu thụ; ứng dụng tự động hóa trong toàn bộ các khâu.
- Thị trường tiêu thụ: Sản xuất theo đơn đặt hàng của các thị trường với thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Châu Âu và Nam Mỹ (thị trường Trung Quốc chiếm 35% thị phần).
- Đánh giá chung:
+ Đây là một trong những mô hình tiêu biểu trong việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng thủy sản; hiệu quả kinh tế so với trồng lúa tăng gấp hàng trăm lần (giá bán khoảng 45.000/kg).
+ Dự án là mô hình tiêu biểu cho liên kết chuỗi khép kín từ cung ứng đầu vào (thức ăn, giống, công nghệ) đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
+ Về hỗ trợ của địa phương: Dự án đã áp dụng ưu đãi của Chính phủ thông qua Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn với tổng kinh phí hỗ trợ là 24 tỷ đồng/4.000 tỷ TMĐT. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong việc đàm phán chuyển đổi đất nông nghiệp để hình thành vùng nuôi trồng của Dự án (600 ha).
2. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao tại Thị trấn Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng (Công ty Thủy sản sạch Clean Food)
- Quy mô: 200 ha với 220 ao, 1.200-2.000 m2/ao
- Thời gian đầu tư: Hơn 10 năm
- Sản lượng nuôi khoảng 12-14 tấn tôm/ao (1.200m2)/lứa (khoảng 100 ngày); sản lượng đạt khoảng 36 tấn/ao/năm.
- Sản lượng chung toàn khu khoảng 8.000 tấn tôm/năm, 100% sản xuất theo đơn đặt hàng nước ngoài và xuất khẩu. Thị trường chủ yếu là Mỹ, Nhật, Canada. Kế hoạch sản xuất được xây dựng dựa trên đơn đặt hàng của các thị trường; các tiêu chuẩn về kỹ thuật, môi trường được giám sát chặt chẽ theo tiêu chuẩn và quy chuẩn của các thị trường xuất khẩu.
- Khoa học kỹ thuật: Sản xuất theo chuỗi từ thức ăn chăn nuôi (mua của CP để đảm bảo không có chất cấm) - Giống (mua của CP) - chế biến (nhà máy chế biến của Công ty với quy mô 3000-4000 công nhân) và xuất khẩu theo hợp đồng.
- Riêng khu nuôi tôm giải quyết cho khoảng 300 lao động thường xuyên, 120 lao động công nhật của địa phương.
- Đánh giá chung: Đây là mô hình sản xuất được đánh giá cao tại địa phương và khu vực ĐBSCL, hoạt động hiệu quả, đặc biệt do chủ động về thị trường tiêu thụ, kết hợp với quy trình sản xuất tốt, khả năng cạnh tranh cao so với các công ty khác nên hầu như không chịu tác động bởi biến động thời tiết, dịch Covid, biến động về giá trong nước. Mô hình đạt hiệu quả cao tương tự như nuôi cá tra công nghệ cao tại Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Việt Hà
Nguồn: http://vukehoach.mard.gov.vn/
|