Chứng nhận an toàn thiết bị y tế | Chứng nhận ISO 13485

ISO 13485 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn cho sản phẩm y tế nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 13485:2003 do tổ chức ISO ban hành.
DỰ ÁN VIỆT cung cấp dịch vụ trọn gói: thành lập công ty, lập dự án, ĐTM, tư vấn nhà máy, thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất  từ quy mô nhỏ (10 dây chuyền) đến quy mô lớn (100 dây chuyền), là đối tác của nhiều tổ chức Tín dụng, Ngân hàng. Dự Án Việt mong muốn trở thành đối tác của quý khách. 
Hotline 0918755356 - 0903034381

Chứng nhận ISO 13485 là việc Doanh nghiệp được 01 tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp cho Doanh nghiệp giấy chứng nhận ISO 13485.
Liên quan tới chứng nhận ISO 13485; Doanh nghiệp sẽ cần nắm được các vấn đề liên quan tới: Quy trình chứng nhận; Thời gian cấp chứng nhận; Tổ chức cấp chứng nhận và giá trị của chúng.
Để có thể nắm rõ được về chứng nhận ISO 13485; Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thông tin về tiêu chuẩn ISO 13485.
 TIÊU CHUẨN ISO 13485  
ISO 13485 LÀ GÌ 
ISO là viết tắt tên của tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa (International Organization For Standaraization). Tiêu chuẩn được ban hành năm 2003 ( gọi tắt là phiên bản năm 2003).
ISO 13485 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn cho sản phẩm y tế nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 13485:2003 do tổ chức ISO ban hành.
PHIÊN BẢN MỚI NHẤT CỦA ISO 13485 
ISO 13485:2003
ISO 13485:2016Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn cho Sản phẩm y tế nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 13485:2003 được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành phiên bản đầu tiên vào tháng 7 năm 2003. (Tương đương Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 13485:2004)
ISO 13485:2012 (hay BS EN ISO 13485:2012)
Trong năm 2011, Ủy ban châu Âu đưa ra một văn bản hỗ trợ sự phù hợp với các Chỉ thị thiết bị y tế (Phụ lục ZA, ZB, ZC) trong EN ISO 13485:2003. Kết quả là CEN quyết định xuất bản một ấn bản mới của tiêu chuẩn (EN ISO 13485:2012). Tiêu chuẩn này có một Lời nói đầu được sửa đổi và các Phụ lục ZA, ZB và ZC. Tuy nhiên văn bản cốt lõi không thay đổi.
ISO 13485:2016 – Phiên bản mới nhất
Ngày 1 tháng 3 năm 2016; ISO 13485:2016 ra đời thay thế phiên bản cũ ISO 13485:2003.
THỜI GIAN CHUYỂN ĐỔI ISO 13485

Tiêu chuẩn này được xuất bản ngày 1 tháng 3 năm 2016. Thời hạn chuyển đổi 3 năm từ phiên bản cũ sang phiên bản mới đối với các nhà sản xuất và các tổ chức khác. Tức là đến ngày 28 tháng 2 năm 2019 khi ISO 13485:2003 hết hiệu lực. Điều đó cũng có nghĩa là việc cập nhật lên phiên bản mới từ phiên bản cũ ISO 13485:2003 và tiêu chuẩn Châu Âu liên quan: EN ISO 13485:2012 cần được thực hiện chậm nhất là vào ngày này.
NỘI DUNG CỦA TIÊU CHUẨN ISO 13485:2016
ISO 13485:2016 quy định các yêu cầu về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp thiết bị y tế. ISO 13485:2016 dựa trên nền tảng của ISO 9001 nhằm đáp ứng các yêu cầu, định luật và các yêu cầu cụ thể của khách hàng, quản lý rủi ro và duy trì các quá trình hiệu quả.
Cấu trúc ISO 13485 được chia thành tám phần. Ba phần đầu tiên là phần giới thiệu, với 05 phần cuối là các yêu cầu cho Hệ thống quản lý chất lượng. Cụ thể:
1  Phạm vi áp dụng.Chứng nhận ISO 13485:2016
2  Tài liệu viện dẫn.
3  Thuật ngữ và định nghĩa.
4  Hệ thống quản lý chất lượng.
5  Trách nhiệm của lãnh đạo.
6  Quản lý nguồn lực.
7  Tạo sản phẩm.
8  Đo lường, phân tích và cải tiến.
Để biết thêm thông tin về tiêu chuẩn ISO 13485. Doanh nghiệp có thể tham khảo tại bài viết:
  • Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 – Phiên bản mới nhất
 DOANH NGHIỆP NÀO CẦN CHỨNG NHẬN ISO 13485  
Tiêu chuẩn ISO 13485 được áp dụng cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô,… Có thể bao gồm: các cơ sở / công ty / nhà máy / nhà phân phối,… thực hiện sản xuất kinh doanh thiết bị y tế, dịch vụ y tế nói chung ( ví dụ: Găng tay y tế, Dịch cụ tiệt trùng sản phẩm y tế, kim chích, dây truyền dịch, dây cho ăn,…)
Chứng nhận ISO 13485 theo yêu cầu của Pháp luật
Theo quy định của Pháp luật, việc áp dụng ISO 13485 là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực trang thiết bị y tế. Nghị định Chính phủ 36/2016/NĐ_CP ngày 15/5/2016 của Thủ tướng chính phủ về Quản lý trang thiết bị y tế có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định :Nghị định 36/2016/NĐ-CP Quản lý thiết bị y tế - ISO 13485
Điều 68. Điều khoản chuyển tiếp
Cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế, đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động sản xuất nhưng phải hoàn thành việc công bố đủ điều kiện sản xuất trước ngày 01 tháng 7 năm 2017. Riêng đối với quy định về hệ thống quản lý chất lượng: Cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế phải hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 và hệ thống quản lý chất lượng ISO 13485 trước ngày ngày 01 tháng 01 năm 2020.” 
Theo đó , ngày 01/01/2020 là thời điểm cuối cùng cho các doanh nghiệp thực hiện xây dựng, chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 13485.
 TỔ CHỨC CẤP CHỨNG NHẬN ISO 13485  
Tổ chức chứng nhận ISO 13485 là một pháp nhân  được cấp phép (chỉ định) của Bộ Khoa học Công nghệ trong lĩnh vực chứng nhận.
Các tổ chức chứng nhận thực hiện chứng nhận theo các quy định của pháp luật Việt Nam và tuân thủ các quy tắc chứng nhận của thế giới.
Hiện nay, tại Việt nam có rất nhiều tổ chức chứng nhận để Doanh nghiệp có thể lựa chọn. Có 02 hình thức pháp nhân là tổ chức chứng nhận tại việt nam:
1./ Tổ chức chứng nhận Việt nam đăng ký hoạt động tại Việt nam. Ví dụ: GOODVN; Quacert; ISSQ…
2./ Tổ chức chứng nhận nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt nam. Ví dụ: SGS; TUV…
 ĐIỀU KỆN ĐỂ DOANH NGHỆP ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO 13485  
ISO 13485:2016 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu cho hệ thống quản lý an toàn cho trang thiết bị y tế. Doanh nghiệp muốn đạt chứng nhận ISO 13485 cần có các điều kiện sau:
Điều kiện thứ nhất: Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng quy trình theo tiêu chuẩn ISO 13485
Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và xây dựng hệ thống quản lý của mình theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 13485.
Nói một cách đơn giản, Doanh nghiệp sẽ phải có những tài liệu, quy trình, hướng dẫn… đảm bảo theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 13485.
Doanh nghiệp nên tìm các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp trong việc xây dựng và áp dụng ISO. Các tổ chức tư vấn sẽ đồng hành cùng với Doanh nghiệp trong việc đào tạo, xây dựng và áp dụng thực tế.
Điều kiện thứ 2: Thực hiện đánh giá chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận.
Sau khi Doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng ISO 134845 thành công. Doanh nghiệp sẽ trao đổi với Tổ chức chứng nhận về việc đánh giá chứng nhận.
Sau khi tổ chức chứng nhận đánh giá, Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận ISO 13485. Đây là bước quan trọng để Doanh nghiệp có thể đạt được chứng nhận ISO.
Trên đây là những điều kiện cơ bản để Doanh nghiệp có thể đạt được Giấy chứng nhận ISO 13485.
 QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 13485  
Giấy chứng nhận ISO 13485 là một chứng chỉ do Tổ chức chứng nhận cấp. Tổ chức chứng nhận hoạt động theo nguyên tắc chung của Tổ chức ISO thế giới. Đồng thời, Tổ chức chứng nhận cũng là đơn vị chịu sự giám sát và chỉ định của Bộ Khoa học Công nghệ.
Do đó, việc thực hiện chứng nhận ISO phải đảm bảo đúng theo quy trình theo pháp luật.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu quy trình chứng nhận đã được Bộ KH-CN xác nhận và chỉ định.
Bước 1: Đăng ký chứng nhận và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận
Để được chứng nhận; Doanh nghiệp cần thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận các vấn đề liên quan tới hoạt động chứng nhận.
Việc đánh giá chứng nhận sẽ được 02 bên thỏa thuận qua các hợp đồng chứng nhận.
Bước 2: Xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá chứng nhận
Sau khi thỏa thuận và thu thập thông tin của Khách hàng, Tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá gửi Khách hàng.
Kế hoạch đánh giá bao gồm các thông tin phục vụ chứng nhận. Ví dụ như: thời gian đánh giá; địa điểm đánh giá; thông tin các chuyên gia đánh giá; nội dung đánh giá…
Kế hoạch đánh giá sẽ giúp Doanh nghiệp chủ động việc chuẩn bị các nội dung đánh giá.
Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường
Việc đánh giá chứng nhận bao gồm việc xem xét hệ thống tài liệu của Doanh nghiệp. Và đánh giá thực tiễn tại nhà xưởng sản xuất, nơi doanh nghiệp kinh doanh…
Các chuyên gia đánh giá của Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét hệ thống của Doanh nghiệp có phù hợp với các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 13485 hay không.
Chuyên gia đánh giá sẽ thực hiện công việc theo nguyên tắc khách quan, độc lập và tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá chứng nhận.
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận
Sau khi đã có kết quả đánh giá của chuyên gia đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận ISO 13485 cho doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận ISO có hiệu lực 03 năm và thời hạn giám sát tổi thiểu 12 tháng/lần.
Bước 5: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại
Đánh giá giám sát ISO 13485
Sau khi đạt được chứng nhận ISO 13485, Doanh nghiệp phải tiếp tục duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận. Theo đó, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để duy trì hiệu lực chứng nhận.
Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.
Số lần đánh giá giám sát thông thường là 2 lần (12 tháng/lần)
Đánh giá chứng nhận lại ISO 13485
Giấy chứng nhận ISO 13485 có hiệu lực trong vòng 03 năm. Hết 03 năm, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá chứng nhận lại.
Nếu đánh giá  lại đạt yêu cầu, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp lại 01 Giấy chứng nhận mới có hiệu lực 3 năm tiếp theo.
Ví dụ: Giấy chứng nhận cũ có hiệu lực từ ngày 11/10/2017 tới 10/10/2020. Giấy chứng nhận mới sẽ có hiệu tực từ ngày 11/10/2020 tới 10/10/2023. 
CÁC THÔNG TIN KHÁC
1
Bạn cần hỗ trợ?