Tổng quan về Lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Đánh giá tác động môi trường ĐTM là gì?
Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM (tiếng Anh là EIA) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó (Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).

Mục đích của việc đánh giá tác động môi trường để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không; Đồng thời có biện pháp phòng ngừa, xử lý trước khi xây dựng và đi vào hoạt động dự án.


Đối tượng nào phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, Các đối tượng đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng quy định tại phụ lục 2 Nghị định 18/2015-NĐ-CP phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có chức năng để thẩm định và phê duyệt.

Ngoài ra, dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ phải lập lại đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau:
🔸 Không triển khai dự án trong vòng 24 tháng
🔸 Thay đổi địa điểm thực hiện
🔸 Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường

Căn cứ thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là gì?

🔸 Theo Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
🔸 Theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP: Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
🔸 Theo Thông tư 27/2015/TT- BTNMT: Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

Cơ quan nào thẩm định việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?


🔸 Bộ tài nguyên và môi trường: đối với các dự án có quy mô rất lớn - thuộc đối tượng được quy định tại phụ lục 3 Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
🔸 Sở tài nguyên và môi trường tỉnh/ TP: đối với các dự án thuộc đối tượng được quy định tại phụ lục 2 Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
🔸 Ban quản lý các khu công nghiệp/ khu kinh tế: đối với các dự án thuộc đối tượng được quy định tại phụ lục 2 Nghị định 18/2015/NĐ-CP và nằm trong Khu công nghiệp/ khu kinh tế. (Tùy từng địa phương).

Quy trình cơ bản lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Bước 1: Công ty môi trường tiếp nhận yêu cầu, thu thập thông tin, hồ sơ tài liệu từ dự án. (1 ngày)
- Bước 2: Công ty môi trường tói dự án lấy mẫu để phân tích (10 ngày)
- Bước 3: Tổ thức tham vấn ý kiến của UBND xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án thực hiện, có công văn tham vấn được ký xác nhận của khách hàng. (3 ngày)
- Bước 4: Chuyên viên môi trường viết báo cáo theo tài liệu khách hàng cung cấp, kết quả phân tích mẫu, ý kiến tham vấn và đánh giá của chuyên viên.
(3 ngày)
- Bước 5: Chuyên viên môi trường kiểm tra báo cáo, gửi khách hàng xem bản thảo (1 ngày).
- Bước 6: Chuyên viên chỉnh sửa, hoàn thiện, in ấn và đưa khách hàng ký, nộp cơ quan thẩm định (2 ngày).
- Bước 7: Chờ cơ quan thẩm định, lập hội đồng thẩm định, bảo vệ trước hội đồng, lấy ý kiến chỉnh sửa, bổ sung. (20 ngày)
- Bước 8: Bổ sung, chỉnh sửa theo ý kiến hội đồng (10 ngày).
- Bước 9: In ấn, hoàn thiện, trình khách hàng ký, nộp cơ quan thẩm định. (2 ngày)
- Bước 10: Chờ nhận quyết định từ cơ quan thẩm định (15 ngày), bàn giao cho khách hàng.

Các văn bản cần thiết cho việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
🔸 Giấy chứng nhận đầu tư/ giấy đăng ký kinh doanh
🔸 Hợp đồng thuê đất/ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
🔸 Thuyết minh dự án đầu tư hoặc phương án kỹ thuật
🔸 Báo cáo khảo sát địa chất công trình
🔸 Bản vẽ vị trí khu đất
🔸 Bản vẽ mặt bằng tổng thể
🔸 Bản thể thoát nước mưa
🔸 Bản vẽ thoát nước thải
🔸 Bản vẽ bể tự hoại
🔸 Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải (nếu có)
🔸 Bản vẽ hệ thống xử lý khí thải (nếu có)
CÁC THÔNG TIN KHÁC
1
Bạn cần hỗ trợ?